Trĩ là căn bệnh xảy ra rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Việc nắm được những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh trĩ sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

BỆNH TRĨ LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại:

Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Bên cạnh đó, tình trạng trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp lại với nhau được gọi là trĩ hỗn hợp.

Phân độ bệnh trĩ sẽ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn:

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cách nhận biết bị trĩ như sau:

Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

Sưng vùng quanh hậu môn.

Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

Bên cạnh đó, cách nhận biết bị trĩ cũng phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu.

Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thụ một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hiện chưa được khoa học khẳng định chính xác. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở các đối tượng có các yếu tố thuận lợi làm áp lực trong trực tràng tăng lên, chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng và tạo thành búi trĩ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được kiểm soát thì búi trĩ sẽ to lên và thò ra ngoài.

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành trĩ là:

Tuổi tác: Các cơ vùng hậu môn dễ bị thoái hóa hơn khi tuổi càng cao, do đó, bệnh trĩ cũng thường gặp hơn, nhất là đối tượng trong đội tuổi 30 – 60.

Ngồi/đứng quá lâu: Việc đứng hay ngồi quá lâu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bởi vùng hậu môn, trực tràng phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.

Mang thai: Trọng lượng của thai nhi chèn ép lên vùng hậu môn – trực tràng nên phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc trĩ hơn bình thường.

Chế độ ăn ít chất xơ: Một chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây táo bón khiến gia tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.

Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón: Khi bị táo bón, người bệnh đi ngoài sẽ phải rặn nhiều hơn, dẫn đến tăng áp lực hậu môn, trực tràng. Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh trĩ.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ dẫn đến trĩ như: Tâm lý căng thẳng, stress, người bị mắc các bệnh lý đường hô hấp dẫn đến ho nhiều, làm tăng áp lực ổ bụng,người lao động chân tay, làm việc nặng nhọc.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ nếu để lâu có thể gây mất máu, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, tắc nghẹt búi trĩ, thậm chí ung thư hậu môn trực tràng. Do đó, mọi người không nên chủ quan với bệnh trĩ, mà cần phải tiến hành trị bệnh trĩ ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên tùy từng loại trĩ, cấp độ trĩ và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa bệnh trĩ phù hợp, hiệu quả. Một số phương pháp chữa trĩ áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến là:

Phương pháp nội khoa (Dùng thuốc): Thuốc sử dụng để chữa trĩ bao gồm thuốc uống, thuốc bôi (thường dùng cho trĩ ngoại), thuốc đặt hậu môn (thường dùng cho trĩ nội), có tác dụng giảm đau, giảm sưng, kháng viêm, cầm máu, ngăn chặn sự phát triển của các búi trĩ.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa thì thuốc cũng được dùng bổ trợ để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian hồi phục.

Phương pháp thủ thuật: Các thủ thuật trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay là chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồng ngoại, laser… có tác dụng làm giảm lưu lượng máu tới các búi trĩ, lâu dần làm cho các búi trĩ bị xơ cứng và tự rụng xuống.

Các thủ thuật chữa bệnh trĩ tuy đơn giản nhưng chỉ được áp dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh mới phát hiện (trĩ độ 1, độ 2). Còn khi bệnh phát triển nặng hơn thì không có tác dụng. Hơn nữa, cách điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật đòi hỏi phải thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao nếu không sẽ gây đau đớn nhiều, chảy máu, nhiễm trùng…

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp truyền thống: Các phương pháp ngoại khoa trị bệnh trĩ truyền thống như cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo búi trĩ, dùng máy siêu âm Doppler can thiệp trực tiếp lên búi trĩ là cách loại bỏ trĩ để chấm dứt tình trạng bệnh.

Ưu điểm của những cách điều trị bệnh trĩ này là thực hiện nhanh chóng, tương đối hiệu quả, thời gian hồi phục ngắn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi phí cao, gây nhiều đau đớn, chảy máu nhiều, có thể để lại sẹo xấu sau phẫu thuật…

Phương pháp hiện đại: Hiện nay có hai phương pháp ngoại khoa trị bệnh trĩ hiện đại là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH và HCPT. Đây là hai phương pháp tiên tiến có khả năng chữa bệnh trĩ hiệu quả ở mọi cấp độ cũng như mọi loại trĩ khác nhau được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, nhiều người bệnh lựa chọn khi sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội mà những phương pháp thông thường chưa đạt được như không sử dụng dao kéo, ít đau, ít chảy máu, hiệu quả cao, nhanh hồi phục, khó bị trĩ trở lại, đảm bảo thẩm mỹ,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN VÀ UY TÍN HIỆN NAY

Phòng khám đa khoa Quy Nhơn là cơ sở chuyên khoa hậu môn – trực tràng uy tín, chuyên nghiệp áp dụng hiệu quả tất cả các phương pháp chữa bệnh hậu môn – trực tràng từ truyền thống cho tới phương pháp tiên tiến mới. Ngoài ra, khi tới đây người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi các yếu tố như:

Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh hậu môn, đã từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong lẫn ngoài nước.

Trang thiết bị, máy móc y tế được đầu tư vô cùng hiện đại giúp quá trình điều trị diễn ra chính xác, an toàn.

Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Áp dụng thành thạo tất cả các phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai, niêm yết rõ ràng theo đúng quy định.

Hệ thống tư vấn trực tuyến 24/24 hỗ trợ giải đáp thắc mắc của người bệnh bất cứ lúc nào.

Thủ tục khám chữa nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, bảo mật thông tin người bệnh, phục vụ tận tâm, chu đáo trước – trong – sau khi điều trị.

Thời gian làm việc từ 07:30 - 19:00, kể cả ngày lễ Tết, tiện cho bệnh nhân sắp xếp công việc để đi thăm khám.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0822279159 hoặc nhấp vào >>Tư Vấn Trực Tuyến<< tư vấn để được hỗ trợ giải đáp.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí